Tháp Chăm hay còn gọi là tháp Chàm, một
công trình thuộc thể loại đền tháp
Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân Chăm. Những tòa tháp Chăm cổ
kính không những mang lại giá trị lích sử, văn hóa mà còn là địa điểm tham quan
lí tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Các
tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch
nung màu đỏ sẫm lấy
từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp
đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở
về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp
đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim
muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch
liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
1. Tháp Chăm Poshainu
Đến
Phan Thiết, sẽ thật thiếu xót nếu không ghé thăm nhóm đền tháp Chàm Pôshanư. Tới
đây, bạn như bị lạc với những nét văn hóa cổ xưa của người Champa xưa.
Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di
tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên
đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc.
Tuy chỉ
có kích thước vừa và nhỏ, nhưng tháp cổ chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật
kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ
bí. Nhóm đền tháp Pôshanư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên
vẹn.
Tháng
giêng âm lịch hàng năm, dưới chân tháp đều có diễn ra các lễ hội như Rija Nưga,
Poh Mbăng Yang... Người Chăm làm lễ cầu mưa, cầu an...
Trong
vài năm gần đây, đền tháp Chàm Pôshanư được coi là điểm đến du lịch hấp dẫn đối
với những bạn trẻ thích du lịch, không thua gì những địa điểm nổi tiếng ở Phan
Thiết như biển, đồi cát bay, Bàu Trắng…
2. Thánh địa
Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng
Nam, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng
69 km và gần thành cổ Trà
Kiệu, bao gồm nhiều đền
đài Chăm
Pa, trong một thung
lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của
vương triều Chăm pa cũng như là lăng
mộ của các vị
vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong
những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt
Nam.
Điểm lạ
tại đây là hầu hết các tượng đều mất đầu. Có rất nhiều giả thuyết cho điều này. Được tán thành nhiều nhất là giải thích những người dân Chăm Pa cổ khi
quyết định rời khỏi vùng đất này đã mang đầu của các bức tượng đến nơi định cư
mới để thờ cúng.
3. Tháp
Poklong Garai
Tháp
Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua
Shihavaman, người Việt gọi là Chế
Mân) để thờ vua Po
Klong Garai(1151-1205), vị vua
đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.
Quần thể
tháp hiện còn 3 tháp là tháp Cổng, tháp Lửa và tháp Chính (khi xây dựng là 5
tháp). Tháp Chính cao hơn 21 m, mỗi cạnh dài 10 m, gồm 4 tầng, tầng trên nhỏ
hơn tầng dưới, tận cùng bằng một
4. Khu di tích Tháp Bà
Ponagar
Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống
Cái) (tên đầy đủ là Po Inư
Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so
với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm
thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.
Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để
chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn
nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh
khi Chăm Pa trong giai đoạn
có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Tổng thể
kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất
bằng là tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn
lên tầng giữa. Tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm)
dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Tầng trên cùng là nơi các
ngọn tháp tọa lạc
Những
pho tượng khổng lồ bằng nhiều chất liệu tọa lạc ở chính điện, hay trong khuôn
viên, mang đến cảm giác thanh bình và thư thái
5. Tháp Nhạn
Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơHmeng là một tháp
Champa nằm trên núi
Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy
Hòa, tỉnh lị của Phú
Yên.
Nhìn
từ xa, núi rất giống hình chim nhạn đang thu mình chuẩn bị bay lên.
Tháp được
dựng lên từ vào thời chúa Nguyễn Hoàng khoảng từ năm 1578-1580. Kiến trúc của
tháp gồm ba phần mà theo quan niệm của người Chăm tượng trưng cho trần tục, tâm
linh và thần linh. Trải qua biến động và thời gian, tháp bị hư hại khá nhiều.
Tuy nhiên, những hoa văn trên tháp vẫn còn sắc nét, thể hiện trình độ kiến trúc
điêu luyện của người xưa.
6. Tháp
Chăm Bình Định
Bình Định
nổi tiếng với 8 cụm di tích gồm 14 tháp, trải trên ba huyện Tây Sơn, An Nhơn,
Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.
Các cụm tháp được xây dựng cách nhau không xa và xoay quanh
thành Đồ Bàn (nay là thành Hoàng Đế ở Nhơn Hậu, An Nhơn). Hầu hết tháp được xây
dựng từ thế kỷ 10-11
Đặc
trưng của các cụm tháp tại đây là hoa văn, phù điêu bằng đá được trang trí trên
các vòm cửa. Các bức phù điêu chạm khắc hình vũ nữ nhảy múa, tượng thần Silva,
Ganesa bằng đá; tượng nữ thần Uma, tượng thần Bhama bằng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét