Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Các món ăn khuya không thể bỏ qua khi du lịch Phan Thiết.

Nếu đã đi du lịch tại Phan Thiết thì nhất định phải khám phá các địa điểm ăn chơi tại Phan Thiết nhất là món ăn, ẩm thực Phan Thiết về đêm. Hoặc có thể sau một ngày chơi bời mệt mỏi nào là tắm biển, nào là trượt cát...thì đến khuya cái bụng nó lại kêu in ỏi. Thì đó là lúc bạn khám phá xem Phan Thiết ngoài những danh lam thắng cảnh, địa điểm vui chơi giải trí còn có các món ăn khuya rất độc đáo.


Có 3 món ăn đêm tại Phan Thiết bạn không thể bỏ qua. Thứ nhất là Phở đêm Minh Ký đây là món phở gia truyền rất nổi tiếng tại Lagi – Phan Thiết. Không dám nhận đây là quán “Phở Phan Thiết” chính thống, nhưng hương vị của món phở tại đây rất lạ. Không quá ngọt theo kiểu ăn của người dân Phan Thiết, mà hương vị ở đây rất thanh nên phở Minh Ký rất được nhiều du khách biết tới. Quán Phở Minh Ký mở của 24/24 tại số 49 -50 đường Từ Văn Tư (Công Viên Võ Văn Kiệt) đây là một địa điểm ăn đâm rất được nhiều du khách ưa thích.


Món thứ 2 là Bánh Mì Xíu Mại Trứng: Bánh mì được bán bắt đầu lúc 7g30 tối đến gần 1h sáng, trên một gốc đường đông đúc giữa trung tâm thành phố Phan Thiết. Người dân Phan Thiết còn hay gọi là “ bánh mì chờ”. Chờ ở đây là rất đông người tới mua, nên muốn thưởng thức được ổ bánh mì tại đây thì phải chờ rất lâu, nhưng sẽ không phí công khi bạn được thưởng thức một ổ bánh mì đúng chất “ bánh mì chờ” đất Phan Thiết. Đây là món bánh mì đặc sản Phan Thiết đó các bạn, đặc biệt là xíu mại ở đây làm rất ngon.



Và cuối cùng là Hải Sản Bờ Kè Sông Cà Ty: các quán hải sản tại đây thì quá nổi tiếng với thực khách rồi, nguyên cả vài chục quán lớn nhỏ nằm sang sát nhau dọc theo bờ sông Cà Ty. Hầu như các quán tại đây điều bán đến 3h sáng. Đã là hải sản rồi thì có rất nhiều món để bạn nhâm nhi vào đêm khuya như sò nướng, một tô cháo hào nấu hành hoặc một cái lẩu ghẹ sẽ làm bạn ấm bụng đêm khuya.



💞 Có thể bạn quan tâm:

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Chùa Cậy Thị ngôi chùa linh thiêng với những câu chuyện kì bí.

Chùa Cây Thị là ngôi chùa cổ có hơn 200 năm tuổi, chùa nằm ở thôn Xuân Hòa, xã Phong Nẫm, tp Phan Thiết. Đây là ngôi chùa có nhiều bí ẩn và li kì về loài rắn. Từ xưa, chuà Cây Thị đã nổi bật với sự tích về cây thị cổ thụ rất to. Đứng từ xa vẫn có thể ngắm nhìn được tán cây, vì vậy ngôi chùa mới có tên là chùa Cây Thị. Tên chính của chùa là Long Thiền. Chùa đã được xây dựng từ rất lâu, đã từng trãi qua các thời kì đấu tranh, thăng trầm lịch sử nên chùa cùng với cây thị ngày càng điêu tàn và xuống cấp hơn. 


Chùa Cây Thị được cho là nơi tọa lạc rất nhiều âm khí vì trước kia nó là vùng đất nghĩa địa, cũng chính là nơi để các cụ tổ chức lễ mai táng. Chính vì những huyền bí, hoang sơ và linh thiên của vùng đất, không chỉ có người dân không dám đến đây mỗi khi chiều tà mà trước kia có rất nhiều vị trụ trì ở đây nhưng cuối cùng cũng xin bỏ đi nơi khác. 


Đến nay, sư trụ trì Thích Nữ Hạnh Châu đến tiếp quản, sư đã tiếp quản 16 năm. Chùa Cây Thị vốn nổi tiếng với loài rắn, đây là ngôi chùa có rất nhiều loài rắn sinh sống. Câu chuyện trở nên kì bí, linh thiên như loài rắn sẽ xuất hiện mỗi khi nghe đọc kinh ở chánh điện, vườn rau cũng toàn rắn, lúc ngũ cũng có rắn nằm bên cạnh giường. Điều đáng nói, sư cùng phật tử phát quang chùa thường xuyên đem rắn đi nơi khác nhưng cuối cùng loài rắn cũng trở về đâu lại vào đấy. 


Ngoài ra, Chùa Cây Thị còn nhiều chuyện kì bí khác, câu chuyện nước tại chùa thì mặn, trong khi đó, nước tại các hộ dân quanh đó thì bình thường. Đây là câu chuyện khá kì bí và linh thiêng, đến nay vẫn chưa có lí giải cho vấn đề này. Bên cạnh đó, chùa Cậy Thị còn là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, thanh tịnh. Đây là nơi để người dân đến đây để dân hương, cúng bái và là nơi tâm linh, niềm tin, cũng là nơi có vị trí thoáng đãng, tự nhiên và hài hòa đối với các du khách đã từng đến đây. 

💞  Có thể bạn quan tâm:

Lầu Ông Hoàng thắng cảnh Phan Thiết.

Chắc có lẽ cái tên Lầu Ông Hoàng không còn quá xa lạ đối với mọi du khách. Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể núi đồi, sóng biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam tháng cảnh nổi lên với ngọn núi Cổ tương đối cao và bốn ngọn đồi nhấp nhô sát biển, đẹp nhất núi Cổ, đồi Bà Nài, cửa sông Phú Hài, và bở biển cùng với những làng chày xưa cách Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc. 

Vào năm 1911 một ông Hoàng người Pháp là công tước De Montpensier từ Pháp sang du lịch, săn bắn ở những ngọn đồi lân cận, thấy phong cảnh sơn thủy đẹp ở đây đã khiến ông đưa ra ý định mua đất và xây dựng biệt thự, cũng để có nơi nghĩ ngơi trong các kì săn bắn và du lịch sau này. Nguyện vọng của ông đã được nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận đồng ý bán quả đồi Bà Nài. Ngày 21 tháng 2 năm 1911 khu biệt thự được khởi công xây dựng và gần một năm sau đó hoàn chỉnh, với diện tích rộng 536m2 chia thành 13 phòng. Khu biệt thự được xây dựng cách nhóm đền tháp Chăm Pôshanư gần 100m về phía Nam. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng khu biệt thự, người Pháp đã làm hỏng tường thành phía trước cửa chính của Tháp. Đây là biệt thự đẹp, đầy đủ tiện nghi, ban đêm có máy phát điện, biệt thự có nhiều hầm ngầm chứa nước mưa đủ cho những người trong biệt thự dùng trong một năm, được coi là hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. 
Từ đó chở đi người dân Phan Thiết quen gọi khu vực này là "Lầu Ông Hoàng" để chỉ ngọn đồi có khu biệt thự to đẹp do công tước De Montpensier xây dựng. Tháng 7 năm 1917 công tước De Montpensier bán lại cho chủ khách sạn người Pháp Prasetts... Sau khi có Lầu Ông Hoàng một người Pháp tên Bell đã xây dựng hotel Ngọc Lâm ở quả đồi bên cạnh để phục vụ người Pháp. Vài chục năm sau thi sĩ Hàn Mạc Tử đã đến địa danh này và để lại nhiều kĩ niệm khiến cho Lầu Ông Hoàng càng có ý nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp biệt thự này đã bị tiêu hủy, ngày nay chỉ còn lại toàn bộ nền móng, hầm ngầm chứa nước và những ký ức trong người dân Phan Thiết. 

Lầu Ông Hoàng là điểm hiếm hoi để ngắm bình minh ửng hồng lên từ mặt biển và chìm khuất sau những dãy núi mờ xa lúc hoàng hôn. Thú vị hơn là vào những đêm trăng. Ánh trăng mười sáu vằng vặc làm mọi vật trở nên huyền ảo. Tất cả như chìm trong một lớp sương mờ, như có như không. Những người đang yêu say mê thiên nhiên sẽ không khỏi cảm xúc trước phong cảnh hữu tình này. Lầu Ông Hoàng là di tích thắng cảnh của Phan Thiết, là địa danh rất được du khách mọi nơi tìm đến thưỡng lãm nhưng cùng với thời gian, sự bọt bèo của thắng tích đã khiến nhiều du khách thất vọng. Và theo nhiều cái rỉ tai nhau của những bước chân lãng tử nên giờ đây Lầu Ông Hoàng không còn là điểm thu hút khách tham quan nữa.

Hiện nay Lầu Ông Hoàng là một quần thể du lịch hấp dẫn bao gồm: nhóm Tháo Chàm cổ, bên cạnh tháp có chùa Bửu Sơn cổ kính, dưới chân đồi là bờ biển, cửa sông Phú Hài, núi Cổ nơi có mộ của nhà thơ Nguyễn Thông... Tất cả hợp thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Phan Thiết.

💞  Có thể bạn quan tâm:


Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Đến Sơn Mỹ Beach nạp ngay "vitamin sea" nào !!!

Chỉ cách  Sài Gòn 3 tiếng chạy xe, bãi biển Sơn Mỹ màu sắc, mô hình cắm trại siêu vui và hàng loạt những hoạt động ngoài trời phù hợp với nhóm bạn, đây chắc chắn là địa điểm tuyệt vời cho kỳ nghỉ hè sắp tới của các bạn trẻ.

Tại xã Lagi, Bình Thuận đã gây sốt với bãi biển theo phong cách dã ngoại, cắm trại đầu tiên ở đây mang tên Coco Beachcampthu hút hàng ngàn khách du lịch đổ về đây mỗi dịp nghỉ lễ. Nay tại Sơn Mỹ có một bãi biển mới, cực rộng và đẹp lung linh không kém Cocobeach với tên gọi Sơn Mỹ Beach, thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
1. Cách “chở nhau đi trốn” tại Sơn Mỹ Beach :D
Chỉ cách TP.HCM khoảng 140km, bạn đi theo hướng Bà Rịa ra đường ven biển qua casino Hồ Tràm 20Km là đến Sơn Mỹ beach thuộc xã Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, bạn có thể đi đến đây bằng xe khách với 3 giờ đồng hồ di chuyển hoặc liên hệ trực tiếp với khu du lịch Sơn Mỹ Beach để đặt dịch vụ đưa đón từ Sài Gòn - Sơn Mỹ với giá từ 120k - 150k/người ( xe 7 - 16 chỗ).



Nằm phía bên trong tuyến Đường Ven Biển, Sơn Mỹ Beach gần như được tách biệt hoàn toàn với một vùng đất đẹp tuyệt vời. Ngay trên đường chạy vào, bạn sẽ phải đi ngang những đoạn đường dốc, và từ đó bạn có thể ngắm được bao quát toàn bộ bãi biển đẹp thơ mộng mà mình sắp hướng tới, với một màu biển xanh và kéo dài ôm thành hình cánh cung, bên trên là một bãi cát trắng mịn, xen kẽ với một cánh rừng thông, hàng dừa. Cạnh bên là những căn nhà gỗ đầy màu sắc mà bạn sắp sửa đến đó để nghỉ chân.


2. Oanh tạc tại  Sơn Mỹ Beach
Sơn Mỹ Beach cũng là một bãi biển đi theo phong cách cắm trại, dã ngoại ngoài trời với những căn lều được dựng sẵn trên một bãi cát trắng mịn nằm cuối bãi biển. Tại đây có khoảng hơn 20 chiếc lều các loại từ to đến nhỏ, từ dùng cá nhân cho đến tập thể với mức giá từ 75k - 150k/người. Một mức giá cực kỳ hợp lý và cũng tương đương với các khu vực gần đó. Đây cũng là dạng du lịch biển hiện đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích vì tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà còn có thể gần gũi, tận hưởng thiên nhiên, nắng gió miền biển xung quanh mình.

Cái đặc biệt ở Sơn Mỹ Beach đó là ngoài những chiếc lều như thế kia, thì còn có cả một dãy phòng gỗ xinh xắn được thiết kế giống các bãi biển ở nước ngoài, thích hợp với những ai không thích ngủ lều, không chịu được nắng và gió oi bức vào ban ngày của miền biển quê em hí hí




Ở đây, các phòng được thiết kế như một căn biệt thự thu nhỏ. Mỗi căn đều có một màu sắc khác nhau, đại diện cho từng quốc gia với những lá cờ được treo dọc trên vách cửa. Nội thất bên trong thì thuộc dạng đầy đủ, với máy lạnh, quạt, TV, tủ lạnh nhỏ, máy sấy tóc,... còn nhà tắm thì cực kỳ sạch sẽ và tươm tất ngoài sức tưởng tượng.





Trong một căn nhà xinh xắn như thế này, bạn có thể thoải mái đi chơi tận hưởng một cách trọn vẹn trong kỳ nghỉ của mình. Những hôm nắng nóng oi bức hay mưa gió cũng chẳng sợ. Ngoài ra thiết kế của những căn phòng này đều được hướng thẳng ra biển và chỉ cách khoảng 20 - 30m mà thôi, nên hầu như từ sáng đến tối, lúc nào căn phòng cũng tràn ngập ánh sáng và gió mát.



Thậm chí những buổi trưa nắng trên đỉnh đầu, bạn cũng chẳng cần phải bật máy lạnh làm gì. Chỉ cần mở toang hết cửa, đặt một chiếc ghế ở đằng trước rồi ngồi đấy mà đón gió, ngắm biển, ngay trước cửa mỗi nhà đều có một khu vườn cây nho nhỏ nên càng làm bạn cảm thấy thoải mái và tuyệt đối thư giãn. Các phòng ở đây có giá dao động từ 450k - 800k/phòng, tùy vào phòng dành cho 1 người hay 4 người sẽ có độ chênh lệch khác nhau.

3. Ăn gì ở Sơn Mỹ Beach??
Nếu bạn thích cắm trại thì ghé đến chợ mua hải sản, thuê đồ tự nướng cùng bạn bè. Không thì ăn nhà hàng gần bãi biển, giá thì hơi mắc một xíu...Nhưng cũng có đủ tôm, cá, mực mỗi thứ nữa ký, thêm beer...và một số món xào hoặc cơm chiên hải sản nữa là bao no.





Còn nếu các bạn muốn tự nổi lửa nướng đồ thì bao vui mà chi phí rẻ nữa. Chỉ cần thuê lò nướng các thứ luôn...là có tiệc nướng ngon tại bãi biển.








 Hãy đến với Sơn Mỹ Beach vào dịp hè này nhé <3
💞 Có thể bạn quan tâm:



Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Tập hợp những món ngon được chế biến từ Thanh Long.

Bình Thuận nơi của biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những món ăn đặc sản trứ danh làm nên thương hiệu du lịch Bình Thuận hấp dẫn du khách hôm nay còn là những trang trại thanh long tuyệt đẹp, trĩu quả đỏ thắm và nhất là những món ăn ngon được chế biến từ trái " Rồng xanh" Bình Thuận. 

Thanh Long là loại cậy mang họ xương rồng, trái thanh long ngon ngọt và bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm đẹp và thanh lọc cơ thể. Thanh long ngoài ăn tươi còn có thể làm sinh tố, sấy khô, làm rượu và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chè, xu xoa, súp...

Đến với vùng đất nắng gió Bình Thuận, thanh long sẽ được biến tấu một cách khéo léo, công phu và bắt mắt với các món ăn quen thuộc nhưng không làm mất đi hương vị của món ăn như: bò phi lê xào búp thanh long, bạn phải lựa chọn những loại búp non nhất, xắt làm hai rồi xào chung với thịt bò thái mỏng, kèm gia vị sao cho hài hòa, búp thanh long được xào nhừ ăm chung với thịt bò tạo hương vị vừa ngọt của thịt lại vừa thanh của thanh long, nhất là vị thanh, ngọt, giòn của búp thanh long non sẽ làm món ăn ngon hơn nhưng vẫn không mất đi hương vị của thịt. 
Kem thanh long.
Bạn cũng sẽ được thưởng thức món thạch thanh long với nhiều màu sắc hấp dẫn chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trãi nghiệm thú vị khi nghĩ ngơi và khám phá vùng đất trù phú này. 

Một địa chỉ thú vị mà du khách có thể thưởng thức được những món ăn độc đáo và hấp dẫn được chế biến từ thanh long là nhà hàng Tà Cú thuộc khu du lịch cáp treo Tà Cú. Tọa lạc tại km 28 quốc lộ 1A, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Cùng với thưởng thức thực đơn thanh long, đến đây du khách còn được tham quan thắng cảnh tuyệt đẹp của quần thể chùa Núi như chùa Linh Sơn Trường Thọ, chùa Tổ, hang Tổ, Tượng Tam thế Phật, khám phá các loại động vật, thực vật quý hiếm và ngắm nhìn tượng phật nằm trên núi dài nhất chậu Á.

💞 Có thể bạn quan tâm:




Ếch Òn đặc sản Bình Thuận.

Bình Thuận là nơi có rất nhiều địa điểm du lich và món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi đặt chân đến nơi này. Bên cạnh thực đơn ngon và nổi tiếng như mực một nắng, cua huỳnh đế...Bình Thuận còn có nhiều món ăn dân dã, độc đáo chế biến từ một số con vật thường có ở địa phương, trong đó có ếch òn, một loài lưỡng cư chỉ xuất hiện sau cơn mưa mùa hè. 


Với người dân miền biển Bình Thuận, dấu hiệu quen thuộc báo hiệu mùa hè sắp về không chỉ có những cánh phượng đỏ rực, tiếng ve da diết...mà còn là những tiếng kêu "i ới" của ếch òn khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống. 


Và bắt ếch òn sau cơn mưa không chỉ là những trãi nghiệm rất thú vị của cuộc sống thôn quê Bình Thuận mà còn có thể chế biến những món ăn ngon từ ếch òn. Thịt ếch òn có vị ngọt, thơm, xương lại mềm, giàu đạm, bổ dưỡng và nhất là dễ chế biến món ăn, có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như luộc, nướng, nấu canh chua, lẫu hay làm gỏi. 


Trong đó, món ếch òn nướng là món dễ chế biến nhất và rất được nhiều người ưa thích. Ếch òn rửa sạch lớp nhầy trên da, rồi đem nướng trên ngọn lửa hồng. Mùi thịt nướng thơm thoang thoảng, cộng thêm mắm me, ớt ăn kèm, giữa không gian se lạnh mưa đầu mùa càng kích thích vị giác khi ăn. 



Ngoài món nướng, để chiêu đãi khách quý đến thăm nhà, các bà nội trợ sẽ chọn món canh chua ếch òn nấu lá me. Món này hơi cầu kỳ. Sau khi sơ chế sạch, ếch òn được cắt thành miếng nhỏ, ướp hành, ớt, đường, nước mắm. Sau vài phút cho thấm gia vị, thịt đem xào tái qua dầu rồi cho nước dùng vào nấu sôi. Thêm một nấm gạo rang, cà chua, lá me non sắt nhỏ. Chờ một lúc để mọi thứ chín đều, nêm biến gia vị cho vừa miệng là có thể thưởng thức. Canh có vị chua chua của lá me non, vị thơm của gạo rang, vị ngọt đậm đà của thịt ếch òn. Một chén canh chua thơm ngon, nóng hổi, vừa thưởng thức, vừa ngắm những cơn mưa mùa hè của vùng đất Nam Trung Bộ thì còn cảm xúc nào bay bổng hơn!


💞 Có thể bạn quan tâm:

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Nước mắm Phan Thiết món quà mang đậm hương vị biển.

Khác với các loại nước mắm công nghiệp được bán trên thị trường như: Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư...nước mắm cá cơm Phan Thiết được làm hoàn toàn bằng thủ công. 


Nghề làm nước mắm này đã được hình thành cách đây hơn 200 năm. Ban đầu là do ngư dân bắt cá vào nhiêu quá tiêu thụ không hết, nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm. Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không còn tươi. Khi muối, không rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. 


Người ta dùng loại thùng rổ bằng trụ gọi là thùng lều để muối cá. Ở khâu muối cá, tỷ lệ được áp dụng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó được trộn chung cho thật đều tay nhưng không được làm nát cá, sau đó cho cá vào thùng lều ( có khi người ta lại xếp một lớp cá, một lớp muối hạt). Khi nào đầy thùng thì phủ lên trên một lớp cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rồi dùng nhiều tranh củi cài chặt lại. Thợ muối cá còn đặt lên trên mấy hòn đá to để nén lớp cá bên dưới xuống. 


Theo thời gian, chất nước cá ứ ra được đưa ra ngoài theo một lổ được đục ở đáy thùng xuống thùng hứng. Nước mắm không lấy một lần mà phải lọc đi lọc lại nhiều lần. Từ thùng hứng chuyển lại thùng mắm cái để nước mắm thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng như cũ. Việc làm xoay quần như thế và mỗi ngày làm một lần như vậy cho đến khi nước mắm đạt được độ đạm và mùi thơm vừa ý là có thể dùng được. 


Bình Thuận có rất nhiều loại hải sản thu hút khách du lịch. Đi du lịch Bình Thuận thì không thể không mua về cho gia đình và bạn bè những món quà mang đậm hương vị biển như: Mực một nắng, mực khô, cá đuối khô... đặc biệt là nước mắm. Điều này càng được khẳng định khi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố nước mắm Phan Thiết lọt vào top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam. 



Với người Bình Thuận, việc lưu giữ và phát triển những giá trị truyền thống luôn được đặc biệt quan tâm. Chẳng thế mà món đặc sản nước mắm ở đây được sản xuất từ những vật liệu mang tính linh hồn của quê hương xứ sở. Người Bình Thuận luôn tự hào rằng mình là nơi sản xuất ra những chai nước mắm thơm ngon, giàu độ đạm và được nhiều người yêu thích nhất.

💞 Có thể bạn quan tâm:

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Linh Quang Tự ngôi chùa cổ linh thiêng.

Từ khi tạo dựng đến nay, người dân trên đảo gọi tên là " Linh Quang Tự" nhằm cầu mong hào quang, ánh sáng của chùa luôn linh hiển soi sáng để cứu hộ dân chúng trên đảo có cuộc sống an bình và hạnh phúc. Linh Quang Tự nằm trên địa phận xã Tam Thanh tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải, khung cảnh nơi đây vừa trầm mặc thoáng đãng như tách biệt với cuộc sống trần tục. 

Toàn bộ cảnh chùa nổi lên như một chấm son được lồng khéo léo giữa bức tranh sơn thủy hữu tình của đảo Phú Quý. Linh Quang Tự là ngôi chùa khởi đầu gắn liền với sự truyền bá ánh sáng phật giáo ở Phú Quý. Không chỉ là một nơi có quang cảnh đẹp, mà Linh Quang Tự là ngôi chùa tiêu biểu trên các lĩnh vực lịch sử, văn học, nghệ thuật của phật giáo ở trên đảo. Theo gia phả được lưu truyền từ thuở khai lập đến nay thì chùa Linh Quang được tạo dựng vào năm 1747. 

Thuở sơ khai nơi đây chỉ là một tiểu am tranh lá đơn sơ đứng trầm mặc trên ngọn đồi hoang vắng. Quanh chùa thuở ấy là những khu rừng, những mỏm đá nguyên sinh trầm lắng. Vị sư tổ khai sáng chùa là Nguyễn Cảnh, trước khi qua đời đã lập gia phả giao lại cho con là Nguyễn Khách thừa kế ngôi tiểu am. Số di sản và văn vật của vị sư tổ giao lại cho Nguyễn Khách rất lớn và quý hiếm. Theo gia phả ghi lại thì gồm có: " 3 bộ kinh kệ, 12 pho tượng Quan Âm bằng đồng, 1 pho tượng Thích ca và một pho tượng Địa tạng bằng gỗ, 1 chuông đồng..." kế tục cha, nhà sư Nguyễn Khách cùng bà con nhân dân đã sửa sang, tu bổ ngôi tiểu am thành ngôi chùa, tuy đơn sơ nhưng cảnh chùa trang nghiêm hơn trước. 

Cuối thế kĩ XVIII, một cơn hỏa hoạn bất ngờ đã thiêu rụi ngôi chùa tranh, đa số những di sản quý giá điều bị thiêu cháy, chỉ còn lại một số pho tượng phật bằng đồng mà ngày nay vẫn còn vết cháy loang lỗ năm xưa để lại. Sau vụ hỏa hoạn, giới tín đồ phật tử cùng bà con nhân dân phát tâm xây dựng lại ngôi chùa ngay trên nền cũ để có nơi chiêm bái đức Phật. Linh Quang Tự là thắng cảnh thiên nhiên và kiến trúc phối hợp. 

Toàn bộ các công trình kiến trúc chính của chùa quay về hướng Tây Bắc và được bố trí dạng chữ đinh (T), trình tự gồm: cửa Đại môn, tòa chánh điện, nhà Hội Quán, nhà Tăng, vườn hoa và vườn cây ăn quả. Hiện nay chùa đang xây dựng ngôi Bảo tháp 9 tầng cao 27m. Tại chùa có 6 pho tượng Bổn sư thích ca mầu ni gắn liền với sự tích linh thiên của Linh Quang Tự. Tương truyền rằng sau cơn hỏa hoạn, nhân dân dựng lại ngôi chùa mới. Lúc này một điều lạ là trong khúc eo biển bên hòn Tranh có một tảng linh thạch cứ nổi lên vào những ngày lành tháng tốt, hết ngày đó lại chìm xuống. Cho đó là điềm lành mà trời phật báo đáp, bà con nhân dân lưu tâm để ý thì hiện tượng này diễn đi diễn lại nhiều lần. Sau đó giới tín đồ phật tử và bà con nhân dân đến chùa cầu nguyện Đức Phật, rồi tổ chức ghe thuyền qua hòn tranh thỉnh tảng linh thạch về chùa Linh Quang. 

Tảng đá được nghệ nhân chạm khắc thành pho tượng Phật, pho tượng bổn sư thích ca mầu ni đó được lưu giữ và tôn thờ đến hôn nay. Nơi có tảng đá linh thach nổi lên được mang tên là "vũng phật" từ đó. Hiện nay vũng Phật là một thắng cảnh đẹp của đảo hòn tranh. Linh Quanh Tự là ngôi chùa cổ nổi tiếng về quy mô cũng như nghệ thuật kiến trúc, tôn giáo, lễ nghi, có những cảnh trí thiên nhiên đa dạng xứng đáng là danh lam thắng cảnh của Đảo Phú Quý.

Mùa lễ hội đến với nhà chùa và nhân dân vào các dịp rằm tháng 4 âm lịch, tết thanh minh và rằm tháng 7 âm lịch. Đây là dịp cảnh chùa tưng bừng nhộn nhịp tiếp đón mọi người dân trên đảo và du khách đến chiêm bái Phật. Không chỉ nhân dân, phật tử xung quanh tham dự mà gần như toàn bộ dân trên đảo đến tham gia lễ hội viếng Phật, lễ chùa. Đó cũng là ngày hội văn hóa vui tươi lành mạnh, cảnh chùa chìm ngập trong dòng người đông vui náo nức.

💞 Có thể bạ quan tâm:



Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Chùa nùi Tà Cú - Điểm du lịch hấp dẫn cho dân "đi bụi" đến Phan Thiết

Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa này là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.

Hôm nay "tui" sẽ hướng dẫn các bạn 




1.Lịch sử xa xưa :D

Vào giữa thế kỷ 19 nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Ông đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch, Linh Sơn (Tuy Phong), Phước Hưng (Phan Thiết) và một số chùa ở đảo Phú Quý. Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Lúc đương thời nhà sư Hữu Đức là một thầy thuốc giỏi. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều. Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là "Đại lão hòa thượng". Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên.




Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50 m là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m, cao 7 m. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Cách pho tượng khoảng 50 m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn[1] xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.



2. Đường bon bon đến Núi Tà Cú

Núi Tà Cú nằm ở vị trí đầu mối các tuyến đường giao thông: Từ thành phố Hồ Chí Minh ra hoặc từ Vũng Tàu đi qua suối nước nóng Bình Châu, Dinh Thầy Thím, Mũi Điện Khe Gà … rất thuận lợi cho lộ trình hành hương và những lữ hành snh thái.

Từ thành phố Hồ Chí Minh dọc theo quốc lộ 1A vượt một đoạn đường khoảng 170km và dừng ở cây số 28 tính từ Phan Thiết vào có con đường rẽ về hướng biển chừng hơn 2 km là đến chân núi Tà Cú, một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa Chùa Linh Sơn Trường Thọ mang đậm sắc cổ kính, nằm giữa khung cảnh rừng núi chập chùng  lẫn khuất bóng mây. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi đứng trước cảnh chùa cổ kính, tượng Phật trầm tư và dấu thiêng của Tổ sư từ buổi khai sơn cách đây trên 130 năm

3. Cách lên Núi Tà Cú

Có hai phương án để lên núi. Một là men theo hơn 1000 bậc thang, tốn gần 1 ngày đường để lên núi. Phương án này thường được các tay thích mạo hiểm, có sức khỏe tốt, có kế hoạch ngủ lại trên núi thực hiện.

Phương án thứ hai chỉ 15 phút đã có mặt trên đỉnh là vừa nhanh, vừa tiện là cáp treo. Ngồi trên cáp treo, ngoài việc không phải tiêu tốn bất kỳ giọt mồ hôi nào, du khách còn được tận hưởng cảm giác lướt trên những ngọn cây cổ thụ xanh um . Đâu đó trong không trung, hương hoa thoang thoảng, tiếng chim hót, gió biển thổi nhẹ càng dễ chịu.

Những nét rêu phong nơi các phiến đá, rừng cây xanh tươi bao quanh lặng lẽ uốn mình theo gió thổi, tạo âm thanh trong veo của thiên nhiên khoáng đạt, khiến cho tâm hồn lữ khách như rộng mở hơn khi ngoạn cảnh cầu an nơi Chùa Núi Tà Cú Phan Thiết.



4. Dịch vụ overnight ở Núi Tà Cú
Ở Núi Tà Cú có phục vụ cho nghỉ qua đêm với giá cũng tương đối. Có 3 loại phòng
Phòng tập thể
Đây là loại phòng phục vụ cho số lượng đông khách ở cư trú và nghỉ ngơi thích hợp cho cơ quan, đoàn thể đi thăm quan, nghỉ dưỡng. Trang thiết bị hiện đại, phòng rộng thoáng với không gian mở.

- Phòng tập thể thì không có TV , máy điều hòa  và máy nước nóng, chỉ phục vụ cho số lượng khách đi theo đoàn...

- Không gian thoáng mát, lịch sự, ẩn mình trong rừng núi với khí hậu ôn hòa  giúp quý khách có một ngày nghỉ thật thỏa mái.

Giá phòng tập thể: 550.000  VNĐ/phòng/ (12 người).  Giường phụ, giá:  30.000 đồng\người

 *Phòng ba giường đôi
Phòng trang bị đầy đủ tiện nghi như TV, máy điều hòa không khí và máy nước nóng, với đội ngũ phục vụ chuyên nghiêp, nhiệt tình...

- Phòng trang bị đầy đủ tiện nghi như TV, máy điều hòa không khí và máy nước nóng...

- Không gian thoáng mát, lịch sự, ẩn mình trong rừng núi với khí hậu ôn hòa  giúp quý khách có một ngày nghỉ thật thỏa mái.

- Giá phòng: 350.000 VNĐ/phòng/ (3 giường đôi). Giường phụ: 50.000 đồng\người

*Phòng hai giường đôi
Phòng trang bị đầy đủ tiện nghi như TV, máy điều hòa không khí và máy nước nóng...
 - Phòng trang bị đầy đủ tiện nghi như TV, máy điều hòa không khí và máy nước nóng...
- Giá phòng: 250.000 VNĐ/phòng/ (2 giường đôi)

5. Dịch vụ ở Núi Tà Cú
Cáp Treo Núi Tà Cú
“ Bao gồm hai nhà ga: nhà ga cáp dưới và nhà ga cáp trên, một quảng trường cùng với những khu phụ trợ rộng rãi khang trang. Tuyến cáp dài 1.600m, cao 505m với 35 ca-bin đóng mở tự động có thể phục vụ 1.000 khách/giờ.”
Một số thông tin cần thiết:
- Vé đi cáp treo:
     + Người lớn:
             ++ Vé khứ hồi: 100.000 đồng/người/lượt.
             ++ Vé một chiều: 60.000 đồng/người/lượt.
     + Trẻ em:
             ++ Vé khứ hồi: 60.000 đồng/người/lượt.
             ++ Vé một chiều: 40.000 đồng/người/lượt.

*Ghi chú:  Giá vé trên có thể thay đổi tùy theo sự biến động giá cả của thị trường.

Câu cá giải trí
Bạn sẽ có những giây phút thoải mái, thư giãn khi buông cần bên làn nước trong xanh, không gian thoáng đãng, và còn gì thú vị bằng việc được thưởng thức tại chỗ những món ăn được chế biến từ chính những chú cá do chính mình câu được.
Một số thông tin cần quan tâm:
- Giá vé:
 + Giá thuê: 10.000 VNĐ/1 cần câu

*Ghi chú:  Giá vé trên có thể thay đổi tùy theo sự biến đổi giá cả trên thị trường.

Thiên nga đạp nước
Với không gian xanh tươi, làn nước êm ả, bên cạnh nhà hàng thoáng mát, sang trọng xuất hiện dịch vụ mới lạ đặc sắc đó là dịch vụ Thiên nga đạp nước phù hợp cho tất cả mọi người.
- Giá vé:
     + Thiên nga đạp nước: 10.000 VNĐ/người/lượt 

*Ghi chú:  Giá vé trên có thể thay đổi tùy theo sự biến đổi giá cả trên thị trường.

Xe điện
Đây là loại hình dịch vụ rất đặc sắc của khu du lịch núi Tà Cú, với những con đường rải nhựa, thảm cỏ xanh ngắt hai bên đường, những khúc cua uống lượn quanh co. Đi trên xe bạn có thể ngắm toàn cảnh Tà Cú.
- Giá vé khi đi trên xe điện:
     + Người lớn: 10.000 đồng/người/lượt
     + Trẻ em: 5.000 đồng/người/lượt

Ghi chú:  Giá vé trên có thể thay đổi tùy theo sự biến đổi giá cả trên thị trường.

Ăn uống ở Núi Tà Cú
Ở Núi Tà Cú có hai nhà hàng, bạn có thể ăn ở dưới núi hoặc chân núi điều được
Nhà hàng dưới núi
Nhà hàng dưới núi có quy mô phục vụ cùng lúc 700 thực khách, các món ăn ở đây phong phú, đa dạng, món Tây, món ta đều có, phục vụ đa dạng với mọi đối tượng khách hàng từ bình dân đến sang trọng.

- Nhà hàng chuyên phục phụ các món như:
      + Điểm tâm
      + Cơm dĩa
      + Cơm phần
      + Các món hải sản
      + Lẩu các loại
      + Món chay
      + Món mặn
      + Món âu
      + Món á
      + Ẩm thực đồng quê tươi sống

Nhà hàng trên núi
Nhà hàng trên núi được tọa lạc trên đồi cao, với xung quanh là rừng núi, không khí ôn hòa, bao gồm cà phê, karaoke, có quy mô phục vụ cùng lúc 700 thực khách, các món ăn ở đây phong phú, đa dạng, món Tây, món ta đều có, phục vụ đa dạng với mọi đối tượng khách hàng từ bình dân đến sang trọng.

- Nhà hàng chuyên phục phụ các món như:
      + Điểm tâm
      + Cơm dĩa
      + Cơm phần
      + Các món hải sản
      + Lẩu các loại
      + Món chay
      + Món mặn
      + Món âu
      + Món á
      + Ẩm thực đồng quê tươi sống