Tôm
mũ ni sinh sống ở các vùng biển ấm, phân bố ở các vùng nước cạn nơi cá rạn san
hô phát triển. Tôm mũ ni không có cặp càng to như tôm hùm, thay vào đó là hai
miếng vỉ mỏng và dẹp, tựa như hai chiếc lá đa che mắt ngựa. Tất cả các giống
tôm mũ ni đều ăn được, trong đó tôm mũ ni trắng và đỏ có giá trị cao nhất. Tôm
mũ ni có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: luộc, chiên, nướng...
Với
món luộc bạn nên cho thêm nước sốt để tẩm ướp tôm cho thấm gia vị trước khi luộc.
Sau đó, dựa vào kích cở của tôm mà bạn sẽ phải luộc chúng trong vòng 4-5 phút.
Điều này đảm bảo tôm không quá chín và bị dai. Sau khi luộc xong, có thể dùng
tôm trang trí cho món rau trộn hoặc dùng chúng kèm với những món ăn khác.
Với
món tôm chiên, để món tôm chiên được thơm ngon, bạn hãy tẩm ướp tôm bằng dầu
ô-liu và các gia vị khác trước khi chiên. Thời gian cần thiết cho món tôm chiên
là 3-4 phút, không nên chiên quá lâu để phòng tránh trường hợp tôm chín quá mức
cần thiết.
Đặc biệt là món tôm nướng, để có hương vị tươi ngon đúng điệu bạn phải
chọn những con tôm tươi, còn sống vì tôm đông lạnh sẽ bị khô khi nướng trên vỉ.
Ngoài ra, những loại tôm có kích cỡ lớn sẽ thích hợp với món nướng hơn vì chúng
sẽ giữ được vị khói đặc trưng cho món nướng trong thịt tôm. Khi nướng tôm, bạn
nên sử dụng lò nướng bằng than để tôm được chín đều và có mùi thơm hơn.
Cần tẩm
ướp gia vị cho tôm ít nhất 30 phút trước khi nướng, vì tôm có lớp vỏ khá dày
nên cần phải có thời gian để gia vị ngắm vào thịt. Bạn cũng có thể dùng que
xiên để nướng tôm chung với một số loại rau, củ và dùng món tôm nướng này chung
với cơm.
Tôm mũ ni là loại hải sản đặc sản của Phan Thiết, nếu ra Phan Thiết mà không thưởng thức món này thì thật là tiếc.
💞 Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét