Đình Vạn Thủy Tú, nơi thờ bộ xương
cá voi lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố
Phan Thiết. Đình Vạn Thủy Tú được dựng lên vào năm nhăm ngọ (1972), mặt hướng
ra biển Đông. Kiến trúc đình nhỏ và bình thường như những đình khác ở miền
Trung. Nhưng bên trong có nhiều điểm khác biệt. Hương án chính giữa Đình Vạn Thủy Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần, bên trái thờ Thủy Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần. Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.
Phía sau là những phòng lưu trữ, bảo
tồn chừng 600 bộ hài cốt của các “Ông”, “Bà” và “Cậu”, là những hải thần phò trợ,
cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.
Theo ông Nguyễn Xèng – một lão ngư
69 tuổi, gốc người Quảng Điền, ngư dân địa phương gọi cá ông lớn là Ông Nam Hải,
nhỏ là Cậu, gọi các loài rùa biển là Bà sống khến, Bà năm, Bà bảy...
Những vị hải thần này thường tấp
vào bờ để “lụy” (chết), có khi chui vào lưới của các ngư phủ khi sắp “lụy”. Hàng
năm ngư dân Thủy Tú cũng vớt được “Ông” hoặc các Bà “lụy”, có năm tới 6-7 trường
hợp cả trên bờ và ven biển...
Trong đình có 600 bộ xương cá voi. Người nổi tiếng “có duyên” nhất Vạn Thủy Tú là ông Nguyễn Sáu – thường gọi là
ông Sáu Vẹo – một ngư dân đã gặp Ông “lụy” không dưới 15 lần.
Có lần kéo lưới lên, thấy “Ông” mắc
lưới, ông Sáu đành bỏ mẻ cá ấy để đưa “Ông” ra, nhưng đến 2 lần sau vẫn thấy “Ông”
chui vào trở lại, ông Sáu cho rằng “Ông” đã sắp “lụy” nên đã chọn mình để ký
thác xương cốt. Ông Sáu đành bỏ chuyến biển hôm ấy để đưa “Ông” vào bờ, lên Ngọc
Lân thánh địa trong đình Vạn Thủy Tú nằm chờ chết.
Đó là một khoảnh đất có hàng rào
bao quanh trước sân đình, bên trong có một am nhỏ để thắp hương và nhiều loại
hoa được trồng xen giữa 24 ngôi mộ đắp đất. Hàng năm đình Vạn Thủy Tú có 5 kỳ tế
lễ vào các ngày âm lịch: 20-2 (tế xuân), 20-4 (cầu ngư), 20-6 (chính mùa), 20-7
(chèo dọc) và 23-8 (Mãn mùa, cúng giổ ông).
Không chỉ những ngư phủ mới tin
vào sự phù trợ của các vị thần như một tính ngưỡng dân gian mang tính truyền thống.
Các vị vua nhà Nguyễn cũng ghi nhận công lao đó với 24 điệu sắc thần. Trong số
đó, riêng vua Thiệu Trị ban tặng đến 10 điệu sắc thần, còn lại là của các đời
vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định...
Những điệu săc thần viết trên giấy
thủ công. Trong đó, 10 bản đã có hơn 150 năm tuổi nhưng vẫn được giữ gìn cẩn
trọng, nguyên vẹn trong ngôi đình Vạn 240 năm tuổi này.
Đình Vạn Thủy Tú hiện còn lưu trữ
nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng
cư dân nghề cá vùng hữu ngạn cửa sông Phan Thiết do các bậc tiền bối để lại.
Trong đó, có chiếc chuông đồng đúc
vào năm nhăm thân (1872), đến nay đã được 130 năm, thân chuông có dòng chữ “Tự
Đức nhị thập ngũ niên – xuân quý giáo đáng – Thủy Tú Vạn – Bổn Vạn Đồng Ký”. Tức
là chuông được đúc vào năm Tự Đức thứ 25 đến nay được 126 năm.
Ngoài ra còn lưu giữ 24 sắc thần của
các vị vua. Mặc dù những điều sắc này làm bằng giấy, nhưng nó có niên đại hơn
150 năm. Năm 1996 Vạn Thủy Tú được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Lễ hội thường
được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm gọi là lễ tế xuân và tế
thu.
Vạn Thủy Tú là một trong những
dinh, vạn cổ xưa nhất của Bình Thuận, được người dân làm biển coi như thủy tổ
nghề biển. Vạn Thủy Tú còn là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc
phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông các vị Hải Thần.
💞 Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét