Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Bánh bèo Phan Thiết

Nói đến bánh bèo thì phần lớn người ta nghĩ ngay đến bánh bèo Huế nổi tiếng từ Bắc chí Nam. Riêng ở Phan Thiết cũng có món bánh bèo nhưng bánh bèo ở đây có hình dáng, hương vị rất khác biệt so với bánh bèo Huế, mang một nét riêng của miền biển này.

Bánh-bèo-Phan-Thiết


Bánh bèo Phan Thiết không dẹt như bánh bèo Huế, bánh thưởng đổ trong cái chun nhỏ như cái chén uống trà nên bánh có phần sâu và dày hơn.

Bánh-bèo-Phan-Thiết-1

Khi ăn, người bán sẽ xếp mớ bánh bèo trắng gọn gàng lên dĩa, thêm vào một lớp đậu xanh, tóp mỡ, rưới nước sốt đỏ rồi chan nước mắm vào. Sự khác nhau giữa các hàng bánh bèo là cách làm nước sốt của họ, thường là một cái xoong nhỏ màu đỏ tươi trong đó có sốt tôm thịt tươi roi rói. Nước mắm chan vào bánh bèo Phan Thiết không phải kiểu nước mắm nhĩ dằm ớt hay nước mắm ớt tỏi mà là mắm pha ớt nấu với cà chua, sẽ cho ra một thẩu nước mắm có màu đỏ tươi vẫn còn sót lại vỏ cà chín mọng. Và ở cách ăn cũng có sự khác biệt, không phải rưới nhẹ muỗng nước mắm lên bánh bèo ăn hay chấm bánh bèo vào nước mắm nhâm nhi như bánh bèo Huế, ăn bánh bèo Phan Thiết phải chan nước mắm xâm xấp dĩa thì ăn mới hả dạ. Tới khi hết dĩa bánh mà còn chút nước mắm ngon cũng ráng vét cho sạch. 

Bánh-bèo-Phan-Thiết-2


Ngoài ra, Phan Thiết còn có bánh bèo ngọt – là một món quà quê mà du khách thường mua dăm ba hộp về cho người thâm mỗi dịp ghé ngang Phan Thiết.

Bánh-bèo-Phan-Thiết-3


Tại xã Tuy Hòa, Phú Long là nơi chuyên làm về bánh bèo. Mỗi nhà thường có một cái cối xay bằng đá để xay bột làm bánh, đổ gạo với nước vào mà xay thành thứ bột trắng đục như sữa mẹ. Bột đấy dùng để đổ vào khuôn bánh bèo, nếu đổ bình thường sẽ ra chén bánh bèo trắng, còn thêm nước cốt lá dứa vào thì thành bánh bèo màu xanh. Bánh bèo xanh có vị ngòn ngọt, thơm nứt mùi hương của lá dứa thường chấm với muối mè, ngoài chợ người ta hay bỏ thành bịch nhỏ tầm 5-10 ngàn một bị. Nhớ lúc bé ngày nào cũng trông mẹ đi chợ về, là có ngay bị bánh bèo ngọt, vừa xem hoạt hình vừa nhai chẹp chẹp, hết bánh lại tiếc bỏ bị muối mè, chấm mút tới khi hết phim hoạt hình là bị muối mè cũng sạch bóng luôn hihi.
Bánh-bèo-Phan-Thiết-3

Công đoạn làm muối mè cũng khá đơn giản, rải đậu phộng lên cái mâm nhôm rồi lấy cái chai rượu rỗng mà cán qua cán lại hoặc bỏ vào cối giã cho nát nhừ, đem số đậu phộng đó rang với muối, mè thành ra muối mè dùng để chấm với bánh bèo ngọt.

Phải nói để có một mẻ bánh đi bán vào buổi sớm thì từ chiều tối hôm trước các người làm bánh đã lo xay bột, tới gần sáng mới đổ bánh đem đi hấp rồi cho vào gánh hàng gánh đi từ tờ mờ sớm. Bánh bèo ngọt có hình dáng và cách pha chế bột tương tự như bánh bèo dùng để ăn với nước mắm; tuy nhiên người làm bánh pha thêm nước cốt dừa, nước cốt lá dứa để bánh thêm phầm béo ngậy, hương thơm dịu ngọt. Bánh bèo ngọt chấm với muối mè – là mỗn hợp đậu phộng rang giã nhuyễn trộn với chút muối, chút đường. Món này tuy ăn chơi mà no thật; một số người có sở thích thêm ít bánh bèo ngọt dùng chung với bánh bèo mặn để có khẩu vị khác lạ.

Bánh-bèo-Phan-Thiết-4


Bánh bèo Phan Thiết không vào các hàng quán sang trọng mà thường được bán ở những gánh hàng rong gần các khu chợ hoặc vỉa hè phục vụ cho thực khách vào bữa sáng hoặc xế chiều với giá giá tầm 5.000 đồng – 10.000 đồng/dĩa. 


💞 Có thể bạn quan tâm:

Bún mắm nêm món ăn không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết - Bình Thuận

Nói đến ẩm thực Miền Trung, người ta thường nghĩ đến các món ăn nồng đậm hương vị, tiêu biểu như bún mắm nêm vốn rất phổ biến ở nhiều địa phương. Dù mỗi nơi có ít nhiều thay đổi, bún mắm nêm vẫn là ẩm thực không thể bỏ qua của người sành ăn khi đến với dải đất miền trung nắng gió – một món ăn kích thích mọi giác quan của người thưởng thức.


Bún mắm nêm Đà Nẵng phong phú hơn về mặt nguyên liệu chế biến, hơn nữa do đã theo chân những người xa xứ đến với nhiều địa phương khác trong cả nước nên được biết đến nhiều hơn. Mắm nêm Đà Nẵng làm từ cá trích, cá nục thường được ủ từ 7 đến 9 ngày mới ngon. Mắm được pha với trái thơm băm nhuyễn, hoặc với nước vắt trái thơm cho loãng cũng để làm giảm vị nồng của mắm. Và cũng không thể thiếu thật nhiều tỏi ớt xoay nhuyễn, đường, giấm sao cho vừa miệng. Bún mắm nêm Đà Nẵng còn được ăn với thịt heo luộc, thịt heo quay, chả bò, chả heo, nem chua, rau thơm, giá, đồ chua, cà rốt, hành phi – có nơi còn cho thêm mít non, đậu phộng.
Cho bún rau, thịt chả các loại vào tô, chan đều mắm nêm rồi thêm đậu phộng, hành phi, đồ chua.. ăn tô bún với các thành phần thắm điều mắm, nhai thật chậm để cảm nhận được vị ngon của món ăn quyến rủ mọi giác quan người ăn này. Ra đến Huế, món ăn này còn có thêm tai heo, thịt thủ giòn sựt hoặc với nem chả hay có khi là bê thui. Mắm nêm Huế được pha với gia vị gần giống với mắm nêm Đà Nẵng nhưng có phần mặn hơn và cay hơn.
Vào đến Phan Rang (Ninh Thuận) rồi Phan Thiết (Bình Thuận), bún mắm nêm có nhiều khác biệt. Do cá cơm – nguyên liệu chủ yếu để làm mắm nêm – sống ở vùng biển Ninh Thuận có độ mặm cao hơn so với các nơi khác trong nước nên vị mắm cũng đậm đà hơn. Cá cơm tươi, vừa đánh bắt xong được ướp ngay với muối Ninh Chữ và ủ trong vại sành Bàu trúc của xứ Phan Rang nắng lửa thì mới mang hương vị đặc trưng của vùng đất này.

Người Phan Rang không pha loãng mà dùng mắm nêm nguyên chất, chỉ thêm tỏi ớt giả nhuyễn – tỏi ớt cũng được trồng tại địa phương cùng chút đường và nước cốt chanh chứ không dùng nước trái thơm như vùng khác. 

Bún mắm nêm Ninh Thuận, Bình Thuận được ăn đơn giản hơn, chỉ kèm rau thơm và chả cá, không giá, hành phi, động phộng. Người dân miền này cho rằng chỉ ăn đơn giản như vậy mới cảm nhận được cái ngon thật sự của bún mắm nêm. Ăn tô bún măm nêm cay xé lưỡi, vừa ăn vừa xít xoa, xong rồi phải nhấp ngay một ngụm trà nóng, vừa làm sạch miệng vừa làm giảm cay, vừa thắm thía món ngon dân dã này. 

Bạn muốn ăn bún mắm nêm ở Phan Rang, Phan Thiết? Hầu như không có nhà hàng hay quán ăn sang trọng nào phục vụ bún mắm nêm, chỉ có thể vào chợ tìm đến những gánh bún nhỏ hoặc vào những quán cóc, quán lề đường. Chỉ những nơi đó mới có bún mắm nêm đúng điệu và chỉ cần nhìn thấy rổ bún trắng ngần lót lớp lá xanh, chén mắm nêm đỏ màu ớt tỏi thì đã thấy phát thèm rồi...

💞 Có thể bạn quan tâm:

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Suối Nước Mũi Né địa điểm không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết.

Du lịch Mũi Né là địa điểm lí tưởng của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là Suối Nước Mũi Né - nổi bật bởi vẻ đẹp hoang sơ, thắng cảnh hữu tình với những rừng chàm nước lợ. Có chiểu dài ven biển khoảng 10 km thuộc phường Mũi Né được giới hạn bởi 2 điểm thắng cảnh nổi tiếng Phan Thiết với điểm đầu là Hòn Rơm và điểm cuối là Hòn Nghề ( một đảo nhỏ có hình Kim Quy từ đất liền quay đầu ra biển). 

Suối nước Mũi Né nằm trên tuyến đường 706 đi tới điểm tham quan nổi tiếng của Phan Thiết là Bàu Cát Trắng và đây cũng là tuyến đường ven biển quốc gia đưa du khách từ TP.HCM đến Phan Thiết đi Nha Trang và ngược lại. Cung đường này cũng là nơi để những du khách yêu nhíp ảnh có những góc chụp đầy ấn tượng về đời sống thường nhật và thắng cảnh Mũi Né Phan Thiết. 

Khu vực này trước đây là một làng chày nhỏ, vào năm 2000 được quy hoạch mở rộng phát triển du lịch sau khi khu vực Hàm Tiến - Mũi Né đã trở nên đông đúc và chật trội. Suối Nước Mũi Né nổi bật bởi vẻ đẹp hoang sơ, thắng cảnh hữu tình của những rừng tràm nước lợ bên biển Mũi Né. Nằm ngay dưới chân những đồi cát cao và dài, có địa hình nhấp nhô thoai thoải đổ dần ra biển với rất nhiều những con suối nhỏ chảy ra từ mạch nước trong động cát nên khu vực này có tên gọi Long Sơn Suối Nước. Bước vào mùa khô có rất nhiều đàn cò trắng bay về kiếm cá tươi trên những con suối nhỏ tạo nên một không gian bình yên. 

Do địa thế xa khu dân cư nên bãi biển ở đây rất sạch, bãi cát trắng mịn thoai thoải nên vào mùa hè khi chuyển gió nam bạn có thể ra xa bờ tới cả trăm mét mà mực nước cũng chỉ tới ngang bụng nên rất an toàn và phù hợp cho mùa du lịch của du khách nội địa và những ai yêu thích môn thể thao lái thuyền buồm. Vào mùa gió Bắc thì nơi này là địa điểm lý tưởng cho các tay chơi thể thao biển thử thách sự can đảm của mình với những con sóng lướt qua môn thể thao nước nổi tiếng là lướt ván buồm và lướt ván diều. 

💞 Có thể bạn quan tâm:

Dục Thanh, ngôi trường Nguyễn Tất Thành từng dạy học tại Phan Thiết.

Dục Thanh (viết tắt của: Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở Phan Thiết ( tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở đó. Trường Dục Thanh là một cơ sở của công ty Liên Thành - một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm 3 bộ phận với ba chức năng. 
* Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động. 
* Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước. 
* Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ do các nhà chí sĩ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại trung kỳ. 

Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Chu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vỡ và tinh thần mới. 

Trường Dục Thanh được xây dựng 1907, nằm ở làng Thành Đức ( nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Năm 1910 Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán Văn, Pháp Văn, Thể Dục...một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là bác sĩ, Thủ trưởng bộ y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc Ngữ và Hán Văn. 

Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình đi du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa. Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. 

Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyễn vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lí do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng công ty Liên Thành vẫn hoạt động mãi đến sau này. Hiện di tích trường Dục Thanh và công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước. 


💞 Có thể bạn quan tâm:


Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Các lễ hội truyền thống đặc sắc vào ngày Tết của người dân Phan Thiết

Ai đã lên kế hoạch cho một chuyến du xuân tại thành phố biển Phan Thiết vào dịp tết Nguyên Đán này thì chắc hẳn sẽ cực kỳ thích thú với những trò vui tôi sắp kể dưới đây nhé! Đảm bảo luôn (y)

Tới biển thì dĩ nhiên sẽ được tắm biển, thưởng thức hải sản tươi sống là chắc chắn phải có, khám phá những địa điểm nổi tiếng thì đường nhiên rồi đi du lịch cơ mà nhưng để có cơ hôi để tham gia, chiêm ngưởng các lễ hội truyền thống đặc sắc đầu Xuân thì chỉ có 1 lần thôi nhen.

Với ý nghĩa tạo không khí vui tươi đón Tết cổ truyền, và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa nghệ thuật của nhân dân địa phương, cũng như góp phần phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của du khách đến với Bình Thuận trong dịp Tết cổ truyền, nhiều hoạt động sôi nổi sẽ diễn ra trong suốt "3 ngày Tết, 4 ngày Xuân" sẽ khiến bạn không thể chối từ.
Lễ- hội-đua-thuyền-Phan-Thiết

Các lễ hội sẽ bắt đầu vào mùng 2 Tết và đặc biệt được nhắc đến đầu tiên đó chính là Lễ hội đua thuyền truyền thống chào Xuân trên sông Cà Ty. Hằng năm sẽ vào đúng 13h ngày mùng 2 Tết là con sông Cà Ty lại “dậy sống” bởi những màn trình diễn đua thuyền, quẩy thúng điệu nghệ của các vận động viên đến từ các phường trên thành phố Phan Thiết. Bất chấp cái nắng gắt của những ngày đầu xuân, người dân đia phương và cả du khách nước ngoài vẫn đừng đông nghẹt 2 bên lề đường sông Cà Ty hò reo, cỗ vũ nhiệt tình.
Lễ- hội-đua-thuyền-Phan-Thiết-1

Lễ hội đua thuyền xuất phát từ tín ngưỡng thờ Thần và thờ Cá Ông của ngư dân miền biển Phan Thiết. Vì thế lễ hội mang một tính chất thiêng liêng nhất định bên cạnh hội hè vui xuân. Ngoài ra, đây còn là cái nôi sản sinh ra nhiều tài năng cho đội tuyển đua thuyền quốc gia.

Và sau lễ hội đua thuyền sẽ lần lượt diễn ra các hội thi hấp dẫn khác như;
- Chạy vượt Đồi cát Mũi Né, sáng mùng 4 Tết tại đồi cát Mũi Né.
 - Giải leo núi Tà Cú diễn ra vào mùng 7 Tết (Hàm Thuận Nam) chinh phục ngọn núi được bao bọc bởi Khu bảo tồn thiên nhiên.
 - Giải leo núi Linh Sơn Tự (Tuy Phong) ngọn núi nổi tiếng với tượng Phật nhập niết bàn dài nhất Việt Nam, diễn ra vào mùng 9 Tết tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong

Chạy-đồi-cát-Mũi-Né

Leo-núi-Tà-Cú


Còn tại Trung tâm hướng dẫn tham quan du lịch thành phố sẽ liên tục diễn ra các nghi thức, lễ hội, triển lãm từ mùng 1-7 Tết như:
-Lễ viếng Thần tổ
-Tiền hiền làng Đức Thắng
-Viếng Chùa Bà Đức Sanh
-Trưng bày sinh vật cảnh và ảnh du lịch chủ đề “Phan Thiết vào xuân”
-Sân khấu hát bội “Trống hội vào xuân”
- Văn nghệ “Làng vui chơi – Làng ca hát”
-Giải Cờ tướng “Kỳ đài mùa xuân”
-Hội thi chim cảnh “Khúc nhạc mừng xuân”
-Liên hoan Lân-Sư-Rồng tại quảng trường đường Nguyễn Tất Thành
Lân-sư-rồng-Phan-Thiết

😤 Wow, tất tần tật các lễ hội đã liệt kê xong, quá hấp dẫn phải không nào các bạn trẻ? Còn chờ gì nữa, xách balo lên và đi du xuân thôi hihi
Đã quyết định trải qua kỳ nghỉ xuân ở đây, thì đừng bỏ lỡ những hoạt động thú vị trên nhé! Vừa tận hưởng kì nghỉ tuyệt vời lại được dịp khám phá những lễ hội truyền thống đầy sắc màu đầu năm mới thì còn gì bằng. Hi vọng bạn và gia đình sẽ tận hưởng cả mùa xuân mới đầy hân hoan và hào hứng cho cả năm.


Thưởng thức món cá bò hòm đặc sản Phan Thiết ngon khó tả!

Các bạn có biết món này là gì hông?
Cá bò hòm ^^ Tại sao lại có cái tên này, đơn giản vì mặt nó giống con bò và thân nó vuông như cái...hòm nên gọi là cá bò hòm haha
Cá bò hòm chỉ có ở dọc biển miền Nam Trung bộ như Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận mà thôi.
Có 2 cách chế biến hoặc là hấp cuốn bánh tráng hoặc là nướng! Á ù, cá toàn thịt, ăn thơm ngon và không tanh, đặc sản cực ngon ở Phan Thiết.
Vào các quán nhậu dọc đường Võ Thị Sáu, ven sông Cà Ty hoặc các quán nhậu trên khu Hùng Vương gần siêu thị Lotte, nhớ hỏi giá trước khi mua nha cả nhà kkk.
Đối với dân phượt thì giá hơi "cay" nhưng tầm 100k đến 200k/1 ký mà để thưởng thức được món ngon, độc, lạ như thế này thì quả là cũng đáng lắm đó kkk
P/s: My ghẻ dân Phan Thiết mà chỉ mới được bạn dẫn đi ăn có 1 lần, đang thèm, mún đi ăn lại nà hehe




💞 Có thể bạn quan tâm:

Đình Vạn Thủy Tú - Bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam Á tại Phan Thiết.

Đình Vạn Thủy Tú, nơi thờ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Đình Vạn Thủy Tú được dựng lên vào năm nhăm ngọ (1972), mặt hướng ra biển Đông. Kiến trúc đình nhỏ và bình thường như những đình khác ở miền Trung. Nhưng bên trong có nhiều điểm khác biệt. Hương án chính giữa Đình Vạn Thủy Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần, bên trái thờ Thủy Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần. Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.


Phía sau là những phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các “Ông”, “Bà” và “Cậu”, là những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.

Theo ông Nguyễn Xèng – một lão ngư 69 tuổi, gốc người Quảng Điền, ngư dân địa phương gọi cá ông lớn là Ông Nam Hải, nhỏ là Cậu, gọi các loài rùa biển là Bà sống khến, Bà năm, Bà bảy...
Những vị hải thần này thường tấp vào bờ để “lụy” (chết), có khi chui vào lưới của các ngư phủ khi sắp “lụy”. Hàng năm ngư dân Thủy Tú cũng vớt được “Ông” hoặc các Bà “lụy”, có năm tới 6-7 trường hợp cả trên bờ và ven biển...

Trong đình có 600 bộ xương cá voi. Người nổi tiếng “có duyên” nhất Vạn Thủy Tú là ông Nguyễn Sáu – thường gọi là ông Sáu Vẹo – một ngư dân đã gặp Ông “lụy” không dưới 15 lần.
Có lần kéo lưới lên, thấy “Ông” mắc lưới, ông Sáu đành bỏ mẻ cá ấy để đưa “Ông” ra, nhưng đến 2 lần sau vẫn thấy “Ông” chui vào trở lại, ông Sáu cho rằng “Ông” đã sắp “lụy” nên đã chọn mình để ký thác xương cốt. Ông Sáu đành bỏ chuyến biển hôm ấy để đưa “Ông” vào bờ, lên Ngọc Lân thánh địa trong đình Vạn Thủy Tú nằm chờ chết.

Đó là một khoảnh đất có hàng rào bao quanh trước sân đình, bên trong có một am nhỏ để thắp hương và nhiều loại hoa được trồng xen giữa 24 ngôi mộ đắp đất. Hàng năm đình Vạn Thủy Tú có 5 kỳ tế lễ vào các ngày âm lịch: 20-2 (tế xuân), 20-4 (cầu ngư), 20-6 (chính mùa), 20-7 (chèo dọc) và 23-8 (Mãn mùa, cúng giổ ông).

Không chỉ những ngư phủ mới tin vào sự phù trợ của các vị thần như một tính ngưỡng dân gian mang tính truyền thống. Các vị vua nhà Nguyễn cũng ghi nhận công lao đó với 24 điệu sắc thần. Trong số đó, riêng vua Thiệu Trị ban tặng đến 10 điệu sắc thần, còn lại là của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định...
Những điệu săc thần viết trên giấy thủ công. Trong đó, 10 bản đã có hơn 150 năm tuổi nhưng vẫn được giữ gìn cẩn trọng, nguyên vẹn trong ngôi đình Vạn 240 năm tuổi này.

Đình Vạn Thủy Tú hiện còn lưu trữ nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng cư dân nghề cá vùng hữu ngạn cửa sông Phan Thiết do các bậc tiền bối để lại.
Trong đó, có chiếc chuông đồng đúc vào năm nhăm thân (1872), đến nay đã được 130 năm, thân chuông có dòng chữ “Tự Đức nhị thập ngũ niên – xuân quý giáo đáng – Thủy Tú Vạn – Bổn Vạn Đồng Ký”. Tức là chuông được đúc vào năm Tự Đức thứ 25 đến nay được 126 năm.

Ngoài ra còn lưu giữ 24 sắc thần của các vị vua. Mặc dù những điều sắc này làm bằng giấy, nhưng nó có niên đại hơn 150 năm. Năm 1996 Vạn Thủy Tú được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm gọi là lễ tế xuân và tế thu.
Vạn Thủy Tú là một trong những dinh, vạn cổ xưa nhất của Bình Thuận, được người dân làm biển coi như thủy tổ nghề biển. Vạn Thủy Tú còn là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông các vị Hải Thần.


💞 Có thể bạn quan tâm:

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Chùa Linh Quy Pháp Ấn, nơi ẩn chứa vẽ đẹp mê hoặc lòng người.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn trở thành viên ngọc quý của tỉnh Lâm Đồng, khi chốn tôn nghiêm này vừa yên bình thanh tịnh, vừa sở hữu không gian đẹp mê hoặc lòng người. Đến Lâm Đồng đừng bỏ qua chuyến du ngoạn ngắm cảnh chùa Linh Quy Pháp Ấn. Đường lên chùa hơi khó, lối đi nhỏ hẹp. Tuy nhiên khi đặt chân đến nơi, chắc chắn bạn sẽ thấy công sức của mình không hề lãng phí. 

Từ thành phố Bảo Lộc, bạn đi đường Trần Phú, đến ngã 3 Đại Bình rẽ phải, gặp đường vô xã Lộc Thành. Đi ngang chợ Lộc Thành, qua cầu Đa Trăng, chạy thẳng một đoạn gặp ngã 3. Rẽ phải sẽ gặp chùa Niết Bàn, chạy thẳng tiếp gặp ngã 4 rồi rẽ phải. Tiếp tục chạy thẳng, rồi rẽ trái theo hướng thôn văn hoá. Qua thôn, chạy khoảng 2 km, bạn sẽ thấy một con hẻm nhỏ bên tay trái. Rẽ vào men theo hướng lên dốc. Bạn sẽ gặp bản hướng dẫn. Rẽ trái theo hướng địa chỉ, đi tiếp một lúc sẽ đến chùa Linh Quy Pháp Ấn. 

Đoạn đường lên chùa nên đi bằng xe số, không nên đi xe tai ga. Tuy nhiên, lý thú nhất là đi bộ, vì bạn sẽ được thoả sức ngắm nhìn thiên nhiên hiếm thấy. Hiện đường đã được sửa lại, dễ đi hơn trước nhiều, nhưng chắc sẽ làm khó những ai ít vận động. Bạn sẽ bắt gặp những cụ già leo núi, hay những cô sơn nữ đeo gùi chất đầy đồ mà đôi chân vẫn thoăn thoắt trên con đường gập ghềnh. 

Ẩn mình trên đồi 45, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chùa còn được gọi bằng tên am Pháp Ấn. Nơi thanh tịnh này nằm trên ngọn đồi cao, lọt thỏm giữa những rừng cây, vườn chè. Không gian xanh mướt xung quanh càng làm cho không khí thanh thoát, nhẹ nhàng. Chùa Linh Quy Pháp Ấn có cánh cổng Thần Đạo uy nghiêm được ví như "cổng trời". Cánh cổng phản phất nét kì bí nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ càng làm cảnh sắc nơi đây thêm phần lung linh. Đứng ở cổng, hãy phóng tầm mắt ra xa để thấy bốn phía đều huyền diệu, mờ ảo, đẹp như tranh vẽ. Vừa vào sân chùa, cảm giác hệt như đang đứng giữa một vùng trời mây bao la, ai cũng thấy mình thật nhỏ bé. Khoảng sân rộng này cũng là nơi các nhà sư tập trung làm lễ vào buổi sáng sớm. 

Khi vào trong viếng chùa. Bạn sẽ thấy cách nố trí sắp đặt bên trong rất tinh tế. Ở đây còn có vườn sỏi được thiết kế dựa trên triết lí về sự tĩnh tại và thiền định, tượng Bồ Tác giữa hồ nước cùng nhiều khung cảnh khác. Mỗi góc có một nét đặc sắc riêng nhưng tất cả điều mang lại cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn. 

 Bình minh và hoàng hôn tại chùa Linh Quy Pháp Ấn là những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất.  Vào tinh mơ, từng lớp sương mù giăng phủ khắp đồi núi trập trùng. Sương hoà quyện với mây tạo cảm giác như bạn đã lạc bước đến chốn bồng lai tiên cảnh. Và bạn không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng những vệt ráng chiều vắt ngang qua bầu trời lúc chạng vạng. Cảnh sắc yên tỉnh trầm mạc càng làm bật lên nét thanh tịnh của chùa, xua tan tất cả phiền não trong lòng mọi người. 

Chùa Linh Quy Pháp Ấn vừa có cảnh đẹp để bạn trầm trồ ghi lại những khung hình độc đáo. Vừa có không khí trong lành yên bình để tâm hồn bạn tìm được khoảng bình yên. Thế nhưng bạn nên nhớ đây vẫn là nơi tôn nghiêm, thích thú đến mấy cũng nên giữ im lặng và tuyệt đối không xã rác. Ngôi chùa Linh Quy Pháp Ấn độc đáo và tuyệt đẹp này chắc chắn sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách đến ngoạn cảnh. Nơi đây quả thật là tiên cảnh dưới trần gian, một địa điểm hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

💞 Có thể bạn quan tâm: