Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Suối Tiên Mũi Né Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh.

Không giống như những nơi phồn hoa, nhộn nhịp thay vào đó là những con người những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thiên nhiên ban tặng, Phan Thiết hoàn toàn là một thế giới khác hẳn với những ồn ào tấp nập của Sài Thành sầm uất. Suối Tiên Mũi Né là cái tên còn khá xa lạ với du khách khi đến với Mũi Né. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Suối Tiên đã được nhiều du khách biết đến, họ truyền tai nhau bởi vẻ đẹp huyền ảo của nó, không giống như các con suối khác Suối Tiên nổi bật lên bởi dòng nước đỏ cam được nhuộm màu của cát.


Gọi là suối nhưng thực chất nó là một khe nước nhỏ cạnh Hòn Rơm, do nằm khuất sau đồi cát nên không phải ai cũng biết đến. Để đến được Suối Tiên bạn phải tìm đến đường Huỳnh Thúc Kháng sau đó hỏi người dân địa phương lối đi vào suối.



Đôi bờ Suối Tiên, làng quê mộc mạc với những rặng dừa xanh, những mái nhà trong khói lam chiều mờ sương, nơi đây hiện lên đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.


Dòng suối có màu cam, nước suối không chảy xiết mà nhẹ nhàng trôi, cao chưa tới mắc cá, nơi sâu nhất cũng không qua đầu gối. Vì vậy đa số du khách đến đây thường xách giày, dép. Cảm nhận nơi đây bằng đôi chân trần bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn, nước chảy không xiết lắm nhẹ nhàng như vổ về đôi chân, dưới chân lại là một dòng cát vừa đi cảm giác như vừa được mát- xa thật dể chịu.


Dọc theo con suối có nhiều lối dẫn lên đồi cát, để ngắm nhìn toàn cảnh Suối Tiên.


Một bên là dừa xanh bát ngát, một bên là bức tường cát sừng sững hai màu hòa nguyện vào nhau. Mưa gió bào mòn giúp nhũ cát phơi mình đón nắng lấp lánh trông như những tòa lâu đài óng ánh.


Một đặc điểm rất lạ là lòng suối ở đây chỉ có cát nhưng cát lại không hề bị lúng, lòng suối thường khá cạn và bằng phẳng, lội suối bạn sẽ có cảm giác mình đang đi trên những bãi biển cát đỏ.


Đến thượng nguồn của Suối Tiên bạn sẽ bắt gặp một con suối nhỏ. Tại đây bạn có thể đi lên trên sườn núi khám phá con đường cát dọc theo sườn núi. Thử một lần đắm chìm trong chốn bồng lai tiên cảnh nơi đây để cảm nhận hết vẽ đẹp của nó bạn nhé.

<< Gành Sơn địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết.


Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Mini trip với Tháp Poshanu, Lâu đài rượu vang và Đồi cát Suối Hồng tại Phan Thiết

Những đồi cát chính là "đặc sản" của Phan Thiết, có thể khẳng định như vậy!
Thật ra thì dọc dài đất nước uốn cong hình chữ S nhiều nơi cũng có đồi cát, nhưng Phan Thiết được thiên nhiên ưu ái khá đặc biệt, khi sở hữu “khối tài sản kếch xù” với những đồi cát tuyệt đẹp cùng nhiều màu sắc như trắng, vàng, đỏ, cam…mịn màng, trải dài bất tận chẳng khác gì những sa mạc cát ở đất nước xa xôi “sang chảnh” Du Bai ahihi

Chỉ đơn giản là đồi cát và ánh mặt trời chói chang thôi nhưng các bạn backpackers nhà mình đã có những shoot hình tuyệt đẹp như thế này đây ^^
Từ Cô Tư’s Homestay, Phan Thiết chạy xe máy ra khá dễ, cứ đường thẳng Nguyễn Đình Chiểu (nối dài Thủ Khoa Huân) mà đi nhé các bạn!

Các bạn có thể thực hiện chuyến mini như bạn Táo nhé: tháp Poshanu (vé vào 15k, vé giữ xe 2k) + Lâu đài rượu vang (giá vé là 100k) + đồi cát Suối Hồng (có thể thuê miếng trượt cát 30k)!

- Ảnh FB bạn Táo Nhàu -











Bánh hỏi lòng heo Phú Long, Phan Thiết - Đã tới là phải thử!

Bánh hỏi là món khá quen thuộc với nhiều địa phương. Ví dụ như Sài Gòn có bánh hỏi heo quay, Phú Yên có bánh hỏi chà bông... Thế nhưng, món bánh hỏi gắn bó mật thiết đến nỗi người dân bảo rằng "đến đây mà chưa ăn qua món này thì coi như chưa tới", đó chính là bánh hỏi lòng heo Phú Long ở Phan Thiết


Bánh hỏi lòng heo Phú Long

Bạn có biết vì sao gọi là bánh hỏi không? Ngộ lắm, ngày xưa ông 
bà ta tạo ra, ai nhìn cũng hỏi bánh gì mà lạ quá, cứ thể hỏi nhưng không có lời đáp, thế ông bà đành gọi là Bánh hỏi. Nghe có vẻ không logic lắm nhỉ? Nhưng sự thật là vậy, cứ tin là như thế đi nhé.

Từ trung tâm thành phố Phan Thiết đi về phía Bắc tầm 8km là 
thị trấn Phú Long, nơi được mệnh danh là “thiên đường bánh hỏi”, dọc 2 ven đường các quán bánh hỏi sang sát nhau, quán lớn có, quán nhỏ có, quán sang có, quán cóc bụi có cả luôn.


 Thực khách chụp "sống ảo"


Bánh hỏi được làm từ bột gạo, công phu nhất là giai đoạn ngâm gạo, vo gạo qua nhiều nước, sau đó thì xay thành bột rồi qua các công đoạn tỷ mỉ để làm ra từng sợi bánh trắng tính, ráo hỏi. Đặc biệt là sợi bánh ở nơi này làm ra từ những bày tay mộc mạc, thô sơ, không dùng công nghệ cao bằng máy móc để tạo ra, nên bánh hỏi ở Phú Long ăn không có vị chua như bánh hỏi ở Sài Gòn, chỉ có vì thơm thơm của lúa gạo, tựa như cơm trắng mình vẫn ăn hằng ngày ấy. 

Quan trong nhất là lòng heo, lòng heo phải chọn lựa thật kỹ, thật sạch sẽ và vệ sinh, nên mới nhớm trời tầm 4h sáng là các chủ quán đã nhanh ra chợ để chọn lòng ngon, tươi mới. Sau đó đem về rữa sạch qua nhiều nước, làm kỹ lưỡng bộ lòng trước khi đem đi luộc, trong lúc luộc thường bỏ thêm chút gừng cho thơm, ăn không nghe mùi tanh của lòng. Và cuối cùng là rau, xoài, dưa chuột cũng phải chọn thiệt tươi xanh, cắt sạch sẽ, ngâm nước muối, sau đó vớt ra để riêng một rỗ to.


Khi gọi món, người bán sẽ đem ra dĩa bánh phủ trên đó chút hành 
lá xanh và tốp mỡ giòn kèm chút dầu cùng với dĩa lòng nóng hổi còn “phì phò” khói, không quên rau, bánh tráng và nước chấm. Cuộn bánh hỏi, lòng heo và rau sống trên miếng bánh tráng mỏng, sau đó chấm vào chén nước mắm pha ớt và cuối cùng cho vào miệng thưởng thức cái hồn của món ăn này.
Đến Phú Long bạn có thể ghé 2 quán “khét tiếng” là quán Huyền và quán Quỳnh nhé. Do đây là thị trấn nhỏ nên không có số nhà cụ thể, nhưng đừng lo quán nằm mặt đường dọc lộ, có cả bản hiệu nên dễ nhận thấy. 



Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Gỏi cá Phan Thiết ăn một lần nhớ mãi

Đến Phan Thiết phải nghe danh gỏi cá – Đây là một món ăn khá 
ngon và mang chất riêng của vùng biển Phan Thiết. Món này hầu hết tất cả các quán nhậu, các nhà hàng hải sản tại Phan Thiết đều có, nó như là một món “buộc” phải có trong menu. Vì sao vậy nhỉ?? Hihi Vì rẻ, vì dễ chế biến, vì dễ ăn, vì quá hấp dẫn.




Không ai biết món gỏi cá bắt nguồn từ đâu, ai nghĩ ra, ai làm ra, chỉ biết là có từ rất lâu tại Phan Thiết rồi. Mà gỏi cá đã ăn thì phải ăn 
đông, ăn sum vầy, ăn nhiều người, mới vui, mới thấy ngon miệng. Bởi nó là một món ăn gia đình, món ăn của bạn bè tri kỷ khi gặp lại nhau tại quê hương Phan Thiết.
Vị ngọt bùi của cá xen lẫn một chút chua chua khi tái chay, cay 
nồng của ớt và các loại rau tươi, béo của bánh tráng mè vừng và mặn ngọt của thứ nước mắm đặc trưng của Phan Thiết.




Gỏi cá thường được làm từ 4 loại cá đó là cá mai, cá đục, cá chỉ và cá suốt, luôn có ngoài chợ hay muốn ngon muốn tươi hơn thì các đầu bếp hay những bà nội trợ thường ra cảng cá mua tại thuyền, những con cá còn bún nhảy lơn tơn, tươi rói,ngọt thịt. Cá được mang về lọc bỏ xương, rửa lại với nước khoáng cho thịt cá thơm, thật giòn rồi mới tái qua nước cốt chanh, để món gỏi thêm thơm ngon, bạn có thể dùng gừng sau khi làm sạch thái chỉ, hành tây thì thái theo khoanh mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ trộn chung với cá mai và rưới thêm một ít nước mắm tỏi ớt cho thêm đậm đà gia vị. 
Quan trọng là nước chấm, ngon hay không ngon cũng đều ở nước chấm, phải nêm nếm cho vừa miệng mọi người, đủ cay, đủ chua đủ độ mặn ngọt. Nước chấm thường được  nấu từ nước me chua kết hợp với đường cho có độ sệt đặc để cho ra vị chua ngọt thanh, sau đó rắc lên một ít đậu phộng cho món nước chấm thêm đẹp mắt và mùi thơm đặc trưng.

Bày cá lên đĩa, rắc ít mè và đậu phộng rang lên trên. Với món ăn này, bạn có thể cuốn với bánh tráng, các loại rau sống hoặc ăn kèm với bánh tráng nướng đều thích hợp và ngon miệng.
Miếng bánh tráng cuộn bên trong là cá còn tươi, vị ngọt, dai, thêm ít lạc rang giòn bùi, rau sống thanh mát, cùng cùng nước chấm mắm mẹ chua ngọt cay đậm đà... khiến bạn không thể quên hương vị vốn có của món khi một lần thử qua.
Địa chỉ: 46 Ngư Ông, P. Đức Thắng, Tp. Phan Thiết Bình Thuận - Quán Dũng Sử chuyên về gỏi cá
Các quán nhậu ở bờ kè ven sông Cà Ty như Thu Tý, Gió Biển, Mũi Tàu,...


>>Bánh Xèo Phan Thiết Món Ngon Khó Cưỡng.





Bánh flan nữ sĩ Mộng Cầm - Đến Phan Thiết không thể bỏ qua nơi này!

Trong khoảng nửa thế kỷ XX, chuyện tình Hàn Mặc Tử Mộng Cầm vẫn luôn là đề tài làm tốn hao nhiều giấy mực của các nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ. Mộng Cầm là người tình trong thơ của thy sĩ Hàn Mặc Tử, một người con gái đoan trang, thùy mị, công dung ngôn hạnh và đặc biệt nữ sĩ có tài làm bánh flan rất ngon với công thức đặc biệt của riêng bà. 
Trước khi qua đời bà đã truyền lại cho thế hệ sau này và bánh 
flan Mông Cầm vẫn tồn tại đến tận bây giờ. “Đến Phan Thiết nhớ ăn bánh flan Mông Cầm”- đó là câu nói của những du khách đã từng đặt chân tới Phan Thiết, đã từng thưởng thức bánh flan Mộng Cầm truyền lại cho nhau.
Bánh flan Mộng Cầm nằm tại số nhà 394 Trần Hưng Đạo, Phường Lạc Đạo, Phan Thiết. Đó cũng chính là căn nhà mà nữ sĩ Mông Cầm sinh sống, vẫn còn nguyên vẹn nét xưa, nét cổ kính của thể kỷ XX.



Bạn khác "so deep" trước quán bánh flan Mộng Cầm
Tôi không biết bánh flan như thế nào gọi là ngon nhất, nhưng với tôi không có chỗ nào ăn vừa miệng như Mông Cầm. Miếng bánh lớn, cắt thành hình tam giác, nhiêu đó thôi cũng đủ thấy khác những quán bánh flan ngoài kia tới nhường nào rồi. Bánh flan Mộng Cầm không quá ngọt, béo nhưng không ngáy, mềm nhưng lại không bở, đậm đà vị trứng gà, thơm mùi sữa đặc, tôi không rành về nấu nướng nhưng có thể thấy là bánh flan Mông Cầm không lạm dụng cà phê quá nhiều để làm hấp dẫn bánh flan, mà đó hình như là caramen tan chảy theo đá, thơm lắm, ngọt ngay, tan dần trong miệng. Tuy giá hơi nhỉnh tý nhưng vẫn được đại đa số du khách cho là “xứng đáng” bởi bánh flan tại đây không những ngon mà còn lớn hơn nhiều so với bánh flan của các quán khác ở Phan Thiết. 


Bánh flan Mộng Cầm chính hiệu


Không gian quán tuy hẹp, nhưng mát lắm, phục vụ chỉ có 2 vợ 
chồng già, không thuê thêm người phục vụ, nên lúc đông khách thì phải đợi. Nhưng không sao, điều đó sẽ không làm bạn thấy khó chịu đâu, bởi những bài nhạc không lời xưa lắc xưa lơ được bác chủ mở bằng một chiếc đầu đĩa cũ, tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương, đi vào lòng người, bạn có thể ngồi tưởng tưởng ra một câu chuyện theo giai điệu hoặc có thể thấy chính mình trong ca khúc đó. Tuyệt lắm! Hãy tin tôi hihi



Không gian quán cũng như nhà của nữ sĩ Mộng Cầm
Đã đến Phan Thiết phải ăn được bánh flan Mộng Cầm mới về nhé!


>> Chao đảo cùng 4 quán cà phê chụp hình sống ảo tung chảo tại Phan Thiết


Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Những góc đường ngập tràn hoa Giấy - Bougainvillea trên Nguyễn Đình Chiểu cung ra Mũi Né, Phan Thiết

Dọc đường Nguyễn Đình Chiểu ra Mũi Né, bạn dễ dàng bắt gặp những giàn hoa giấy rất đẹp! Sắc hồng, đỏ có khi là trắng và cũng có lúc 3 màu cùng rực rỡ tạo nên những góc đường khá nên thơ, níu kéo chân nhiều bạn "thương hoa tiếc ngọc" Hehe
Không chỉ các bạn gái không đâu nha, các bạn trai cũng mún chụp choẹt với hoa giấy nữa đó ^^
Hùi đó mỗi dịp xuân về là hay nghe bài Happy New Year có nhắc đến cụm từ "confetti on the floor" - cô giáo dạy tiếng Anh dịch là hoa giấy, lúc đó ngu ngu cứ tưởng là hoa giấy này, mà thật ra confetti là hoa giả, làm bằng giấy, loại nhiều màu trong các bữa tiệc dùng để tung lên! Còn hoa giấy này là hoa thiệt mà chả hiểu sao người ta lại đặt nó tên là hoa...giấy nhỉ? Hehe
Bữa làm guide cho 1 đứa bạn, bít nó rất giỏi, nên tranh thủ hỏi nó khi thấy một giàn hoa giấy gần đó:
- What do you call this flower?
- Is it bougainvillea?
- Haha... Wow! You are expert, how can you know everything:))
- Haha
Từ Suối Tiên đến suốt đoạn đường về lại Cô Tư's Homestay, Phan Thiết là mình cứ lèm bèm trong miệng miết từ này, nhất quyết phải học thuộc cho bằng được vì mình thích hoa này mừ Ahihi
Bougainvillea: hoa giấy!